CHẤT LƯỢNG HÀN...

May 19, 2017

Kiểm soát chất lượng hàn tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp


Công nghệ hàn đóng một vai trò quan trọng trong công nghiệp sản xuất, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.
Công nghệ hàn đóng vai trò quan trọng đối với phát triển công nghiệp cơ khí (Ảnh minh họa)

Công nghệ hàn nóng chảy kim loại được sử dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất nhiều loại sản phẩm và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như: công nghiệp dầu khí, công nghiệp chế tạo tàu thủy, tàu đường sắt cao tốc, công nghiệp máy bay, hóa dầu, hóa chất, ngành chế tạo máy công nghiệp. Ngoài ra, hàn là một phương pháp sản xuất thường được sử dụng để liên kết các sản phẩm kim loại, có tác động đáng kể đến chi phí và chất lượng sản phẩm.

Với tầm quan trọng này, theo ông Lê Khánh Tường - Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ Việt Đức, điều quan trọng là phải thực hiện các hoạt động hàn một cách hiệu quả, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chất lượng. Bởi hiện nay, chất lượng phần lớn các sản phẩm cơ khí như: Nồi hơi, bình, bồn áp lực, các thiết bị nông nghiệp và dân dụng… phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của các liên kết hàn.

Theo ông Lê Khánh Tường, các sản phẩm cơ khí nói trên có khả năng gây mất an toàn rất cao vì đó là các sản phẩm chịu tải cao, chịu áp lực lớn. Chính vì vậy, chất lượng của các liên kết hàn có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm cuối cùng, an toàn của con người, thiết bị và công trình.  

Ông Lê Khánh Tường cho biết thêm, hiện Việt Nam là quốc gia đang phát triển, vì vậy việc phát triển hướng theo công nghiệp hóa, trong đó công nghệ hàn đóng vai trò quan trọng trong phát triển ngành công nghiệp cơ khí.

Hiện nay, doanh nghiệp cơ khí chế tạo tại Việt Nam, ngoài các nhu cầu về vốn, trình độ quản lý các công trình lớn, các công nghệ tiên tiến, còn đang thiếu rất nhiều đội ngũ nhân sự hàn có trình độ cao, đáp ứng các yêu cầu của các nhà thầu quốc tế như: kỹ sư hàn, giám định hàn, các cán bộ kỹ thuật, quản lý chất lượng hàn. Và đặc biệt là đội ngũ thợ hàn có tay nghề cao để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của các nhà thầu trong và ngoài nước. Vì vậy, thời gian tới các doanh nghiệp cần rất nhiều đội ngũ nhân sự hàn đáp ứng được các yêu cầu theo các chuẩn mực quốc tế.

Mặt khác, theo ông Lê Khánh Tường, hiện các nước công nghiệp phát triển, vấn đề kiểm soát chất lượng hàn được quan tâm đặc biệt để đảm bảo an toàn cho con người và công trình. Tại châu Âu, việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 3834 (yêu cầu chất lượng đối với hàn nóng chảy kim loại) và các tiêu chuẩn khác có liên quan là một yếu tố bắt buộc, và được áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp sản xuất cơ khí, chế tạo thiết bị nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn, giảm thiểu chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh. Còn tại Mỹ và một số quốc gia liên quan, quá trình hàn phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật (code) của Mỹ một cách chặt chẽ, nhằm đảm bảo an toàn sản phẩm.

Từ thực tế đó, ông Lê Khánh Tường cho rằng, việc các doanh nghiệp áp dụng thành công một hệ thống quản lý chất lượng hàn sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo an toàn sản phẩm cho các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo có sử dụng hàn là quá trình sản xuất chính. Đồng thời nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.

Được biết, sắp tới, tại triển lãm Vietnam Manufacturing Expo (VME) 2017 diễn ra ở Hà Nội, sẽ diễn ra Ngày hội công nghệ hàn và Hội thi tay nghề thợ hàn. Sự kiện này được kỳ vọng tạo điều kiện cho các nhà công nghiệp tiếp cận và chia sẻ kinh nghiệm trên lĩnh vực này. Đồng thời, còn nhắm tới mục tiêu nâng cao chất lượng tay nghề thợ hàn ở Việt Nam; đưa chuẩn mực quốc tế về kỹ thuật hàn đến gần hơn nữa với nền công nghiệp nước nhà; khuyến khích người lao động có ý thức hơn về nâng cao tay nghề, để mặt bằng chung công nghệ hàn của Việt Nam sánh ngang với các nước công nghiệp phát triển trong khu vực.

Ngân Giang (nguồn: Theo Hoa Quỳnh, http://baocongthuong.vn)
 

CHỦ ĐỘNG THÍCH ỨNG....

May 19, 2017

Doanh nghiệp phải chủ động để thích ứng trước xu thế phòng vệ thương mại


Hàng hóa Việt Nam xuất sang các nước ngày càng đối mặt với nhiều rủi ro bởi chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước trước hàng nhập khẩu. Vì vậy, để thích ứng doanh nghiệp (DN) phải sắp xếp lại hoạt động sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng để khai thác thị trường tốt hơn.
Doanh nghiệp ngà...

Continue reading...
 

NỘI LƯC & CHỦ ĐỘNG...

May 19, 2017

Phát huy nội lực, chủ động giải pháp



Thị trường ôtô trong nước đang ở giai đoạn giao thời với những kỳ vọng lớn hơn của người tiêu dùng về sự giảm giá ôtô vào đầu năm 2018 khi thuế nhập khẩu (NK) xe trong khu vực Asean về 0%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước vẫn kiên trì mục tiêu phát triển công nghiệp ôtô, hướng tới lợi ích của người tiêu dùng và xuất khẩ...

Continue reading...
 

VSI EXPO 2016

August 15, 2016

Gần 150 doanh nghiệp sẽ tham gia VSI EXPO 2016


         Từ ngày 7-10/9/2016, tại Trung tâm Triển lãm và hội chợ Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra “Triển lãm quốc tế lần 3 về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - VSI EXPO 2016”.
 
Ông Nguyễn Phương Đông - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh giới thiệu về triển lãm và các chính sách cho công nghiệp hỗ trợ của TP. Hồ Chí Minh

      ...


Continue reading...
 

CƠ KHÍ...

August 15, 2016

Doanh nghiệp cơ khí “lận đận” phát triển


         Để đạt mục tiêu đến năm 2020 cơ bản đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng hiện đại thì phát triển các ngành công nghiệp cốt lõi, trong đó có cơ khí cần được ưu tiên. Tuy nhiên, đến nay ngành công nghiệp “xương sống” này dường như vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa xứng tầm...


Continue reading...
 

KỶ THUẬT CƠ KHÍ....

August 15, 2016
Ngành Kỹ thuật cơ khí học là ngành tham gia trực tiếp chế tạo, sản xuất các thiết bị sản phẩm cơ khí. Với nhiều người, công việc của ngành cơ khí luôn liên quan đến sắt thép, liên quan đến các công việc gia công bằng tay như tiện, phay, hàn, bào.... Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của công nghệ, công việc ngành cơ khí được chuyên môn hóa, nhiều công việc cơ khí mà người làm v...
Continue reading...
 

Hàng mới

March 10, 2012

Hình ảnh các sản phẩm mới đang được cập nhật ...


Continue reading...
 

 

Blogroll


Categories

Ngành cơ khí, chế tạo trước sức ép đổi mới


         Giống như các lĩnh vực kinh tế khác, ngành cơ khí - chế tạo đang đứng trước sức ép phải đổi mới và tăng năng lực cạnh tranh để thích ứng với hội nhập kinh tế quốc tế.

                              Ngành cơ khí, chế tạo trước sức ép đổi mới. Ảnh: TTXVN 

         Sức ép tăng năng lực cạnh tranh được đặt ra khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước, các liên minh kinh tế trong khu vực, trên thế giới đang và sắp có hiệu lực.

         Nhìn vào điểm yếu lớn nhất của ngành mình, ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) cho rằng, sản xuất cơ khí của Việt Nam vẫn chưa thực hiện được nguyên tắc cơ bản là chuyên môn hóa sâu và hợp tác hóa rộng để mang lại hiệu quả cao. Đây là hậu quả của sự “chia tách” giữa cơ khí quốc doanh, cơ khí dân doanh, cơ khí Trung ương, cơ khí địa phương, cơ khí ngành và cơ khí của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

         “Cũng còn có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác như đầu tư để phát triển ngành cơ khí còn chưa tương xứng; quản lý đối với ngành cơ khí chế tạo không phù hợp dẫn tới năng lực cạnh tranh yếu kém và thích ứng chậm với tiến trình hội nhập.” - ông Thụ phân tích.

         Cho đến nay, các chính sách hỗ trợ như đấu thầu, tín dụng, nghiên cứu khoa học công nghệ hay xây dựng thương hiệu và bảo vệ thị trường cho cơ khí Việt Nam chưa được chú trọng, nên chưa kích thích các doanh nghiệp cơ khí phát triển.

         Thậm chí, các doanh nghiệp cơ khí nội địa có phần chịu thua thiệt hơn so với các doanh nghiệp FDI về cơ chế ưu đãi thuế, cho thuê đất kéo dài… nên sau 15 năm xây dựng và phát triển, ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam chỉ sản xuất được thép xây dựng chất lượng thấp.

         Các sản phẩm cơ khí khác như ô tô, xe máy, hàng tiêu dùng… chủ yếu chỉ dừng ở mức lắp ráp các linh kiện nhập khẩu, không có thương hiệu “Made in Vietnam” có uy tín để cạnh tranh quốc tế.

Viễn cảnh trở thành một “Trung tâm chế tạo mới của thế giới” đối với Việt Nam sẽ không dễ thực hiện, nếu không có sự thay đổi tư duy của các cấp, ngành quản lý Nhà nước; không có động lực thúc đẩy và ý thức tự vươn lên của các doanh nghiệp cơ khí nội địa.

         Từ thực tiễn của doanh nghiệp, ông Trần Ngọc Hà, Tổng giám đốc, Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam cho biết, chỉ bằng con đường chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa đầu tư các dây chuyền thiết bị có trình độ kỹ thuật, công nghệ hiện đại, với mức độ tự động hóa cao mới có thể sản xuất ra các loại sản phẩm chất lượng cao, ổn định, giá thành hợp lý và không tác động xấu tới môi trường.

         Vậy nên, để ngành đúc phát triển mạnh và bền vững, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ đồng bộ và rõ ràng về công tác thị trường, cơ chế đầu tư, nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và hỗ trợ về tài chính để giúp doanh nghiệp không chỉ có thêm điều kiện tiếp cận công nghệ mới, mà còn có thể chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, ông Hà nhấn mạnh.

         Vấn đề lựa chọn giải pháp công nghệ trong thiết kế chế tạo sản phẩm cơ khí cũng là thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp.

         Bà Đàm Thị Hồng Lan, Giám đốc, Công ty tư vấn và kinh doanh Vietbay cho biết, qua hợp tác với nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như Honda Việt Nam, LG, Samsung SDI, Panasonic, Yamaha Motor Việt Nam, Canon Việt Nam, Công ty cơ khí chính xác Việt Nam 1…, doanh nghiệp nhận ra rằng, để giành thị phần và đứng vững trên thị trường cần phải ứng dụng được thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đặc biệt là công nghệ phần mềm thiết kế, phân tích và gia công sản phẩm. Điều này giúp nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành và tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao.

         Bà Lan nhận định, tại đa phần các doanh nghiệp ngành cơ khí, trình độ và năng lực của đội ngũ kỹ sư thiết kế còn hạn chế. Việc tuân thủ bản quyền sở hữu trí tuệ phần mềm và đầu tư mua sắm hiệu quả vẫn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn tới năng suất lao động thấp.

         Trong khi đó, mẫu mã sản phẩm chậm thay đổi, công nghệ ứng dụng chưa đồng bộ, kỹ sư chưa tận dụng được tối đa khả năng của phần mềm và doanh nghiệp không thấy được hiệu quả đột phá do công nghệ mang lại.

         Mong muốn xây dựng thương hiệu đóng mác “Made in Vietnam” và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp phụ trợ ra nước ngoài, bà Phan Thị Minh, Giám đốc Công ty Nhật Minh – một trong nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất, thiết kế, gia công khuôn nhựa và khuôn dập chính xác, linh kiện nhựa chính xác cho các công ty như Canon, Kyoei, Fuji Seirok… bày tỏ sự trăn trở, không phải cứ có nhà máy, máy móc là làm được công nghiệp phụ trợ.

         Câu chuyện khó và đòi hỏi yếu tố quan trọng nhất là con người, sau mới đến hệ thống và quan điểm của doanh nghiệp. “Sẽ không có thành công nào, nếu chúng ta không đầu tư trước, hy sinh và trả giá trước để có thể được bước chân vào hệ thống của các tập đoàn công nghiệp lớn” - bà Minh nhấn mạnh.

         Theo bà Minh, doanh nghiệp cần phải có quyết tâm làm việc khó để có cơ hội học hỏi và nâng tầm chính mình. Với nỗ lực đến cùng trong việc ổn định chất lượng sản phẩm, là hướng đi giúp doanh nghiệp ngành cơ khí phát triển bền vững. Nhà nước cũng cần thay đổi quan điểm hỗ trợ doanh nghiệp. Nhà nước không chỉ hỗ trợ, mà nên cùng đầu tư với doanh nghiệp để phát triển. Làm được như thế sẽ giúp doanh nghiệp ngành cơ khí mạnh lên./.

Quỳnh Trang (nguồn: theo Thạch Huê http://bnews.vn) 
Make a Free Website with Yola.